8 kĩ năng cần thiết để hiểu rõ tâm lý con mình.

Một trong những điều quan trọng nhất mà những bậc cha mẹ nên làm đó là hãy cố gắng hiểu tâm lý của con bạn. Bạn không cần phải quá cứng nhắc trong việc dạy dỗ chúng. Những việc đơn giản nhất bạn nên làm đó là hãy cố gắng hiểu những gì chúng muốn, con bạn thích gì và ghét gì, điều gì làm chúng cười sảng khoái và điều gì khiến chúng buồn bã và lo sợ. Dưới đây là những lời khuyên bổ ích từ tư vấn trị liệu để bạn có thể hiểu được những gì đang xảy ra trong tâm trí của con bạn.

1. Tập lắng nghe- hãy để đứa trẻ của bạn tự kể bạn nghe về câu chuyện của chúng

Nói chuyện là một điều tốt nhưng nghe còn quan trọng hơn mỗi khi bạn trò chuyện cùng con mình. Hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện với con bạn và sau đó tập lắng nghe chúng, nghe xem chúng đang cố gắng kể cho bạn điều gì. Trẻ em thường không thể diễn đạt rõ ràng, đó là lý do vì sao bạn nên chú ý đến những từ ngữ mà chúng sử dụng, những tín hiệu không lời của chúng. 

Hãy tập trung vào:

  • Giai điệu: cách chúng nhấn mạnh một từ hoặc cụm từ
  • Biểu hiện: Nói với bạn về cảm giác của chúng. Hãy cố gắng đánh giá cảm xúc của con bạn khi chúng nói về một thứ gì đó, nếu chúng thích hoặc chúng sợ thì khi nói sẽ nhấn mạnh những điều đó.
  • Ngôn ngữ cơ thể: Chú ý đến mắt, cách sử dụng tay và tư thế.

Bạn không chỉ nên lắng nghe mà còn cho con bạn biết rằng họ đang được lắng nghe và được nghe một cách nghiêm túc. Hãy cảm nhận những gì chúng nói và cho chúng thấy rằng bạn đang hiểu những gì con bạn nói. Nếu bạn không hiểu, hãy đặt câu hỏi rõ ràng. Nhưng hãy cẩn thận không nói quá nhiều hoặc đặt ra quá nhiều câu hỏi, điều này có thể làm cho đứa trẻ của bạn bị mất hứng trò chuyện.

2. Mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có những cách thể hiện khác nhau

Con của bạn có thể diễn đạt theo nhiều cách, bên cạnh việc nói chuyện chúng có thể thể hiện cảm xúc của mình thông qua các hoạt động:

  • Nếu con bạn thích vẽ, viết, hoặc hành động thì hãy khuyến khích chúng làm điều đó thường xuyên hơn. Hãy dẫn con bạn đến tham gia các lớp nghệ thuật hoặc vẽ tranh giúp chúng phát huy tốt hơn những khả năng của chúng. Bạn cũng có thể gợi ý cho chúng những đề tài khác nhau khi để khả năng của con bạn không bị giới hạn.
  • Tương tự như vậy bạn có thể yêu cầu con bạn duy trì khả năng viết của mình thành một tờ tạp chí, trong đó chúng có thể vẽ, viết những gì chúng đã làm trong một ngày và xem xem chúng cảm thấy như thế nào qua một ngày đó. Khi trẻ em càng dành nhiều thời gian viết hay vẽ thì những khả năng tiềm ẩn của chúng sẽ phát huy nhiều hơn.
  • Dành thời gian để trải qua công việc nghệ thuật của đứa bé để có thể hiểu được những gì đang xảy ra trong tâm trí chúng. Đừng đọc quá kĩ những tác phẩm của chúng, rất có thể bạn sẽ áp đặt những suy nghĩ và ý tưởng của bạn vào tâm trí con mình.
  • Hãy để con bạn giải thích cho bạn về những gì chúng đang vẽ , viết và để chúng nói xem chúng đang cảm thấy như thế nào về công việc này.

3. Hỏi các câu hỏi đúng

Nếu bạn muốn con mình nói, điều quan trọng là phải hỏi đúng câu hỏi. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng cách đặt các câu hỏi mở, điều này sẽ khuyến khích đứa trẻ chia sẻ những thông tin của chúng.

  • Thay vì hỏi " con có thích bài hát này không?" có nghĩa là phải trả lời  hoặc không thì hãy hỏi" con nghĩ sao về bài hát này? ", nó sẽ cho phép đứa trẻ được nói nhiều hơn.
  • Thay vì hỏi chúng chơi với ai thì hãy hỏi chúng đang chơi trò gì? Hãy để bé giải thích cho bạn và đừng cố cắt ngang lời chúng.
  • Ngoài ra đừng bao giờ né tránh những câu hỏi mà con bạn thắc mắc. Nếu bạn không có câu trả lời cho chúng thì hãy ghi lại câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời cho con bạn sau. Một đứa trẻ đưa ra một câu hỏi có thể ngớ ngẩn và khó hiểu nhưng nếu bạn né tránh thì có thể trong tương lai bạn sẽ không nhận được bất kì câu hỏi nào từ chúng nữa.
 

4. Giáo dục bản thân về sự phát triển của trẻ

Hãy chủ động tìm hiểu các giai đoạn phát triển khác nhau của một đứa trẻ để biết con bạn liệu có đang được chăm sóc tốt và đúng cách hay không? Hãy dành thời gian để đọc sách, tạp chí trên mạng và nói chuyện cùng các chuyên gia để cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu hơn về tâm lý và sự phát triển của trẻ. Khi bạn không biết điều gì sẽ xảy ra thì đừng tự mình đoán mò một cách thiếu căn cứ vì bạn có thể làm mọi thứ ổn hay ngược lại mọi thứ sẽ đi xa hơn so với bạn nghĩ.

5. Quan sát những đứa trẻ khác

Đôi khi quan sát những đứa trẻ khác cùng độ tuổi với con bạn cũng có thể giúp bạn hiểu được con mình tốt hơn. Điều này có thể giúp bạn hiểu cách mà đứa trẻ của bạn cư xử như thế nào trong môi trường xã hội và xác định những điểm mạnh, điểm yếu của chúng để xác định được cá tính của trẻ. Điều này không có nghĩa là bạn so sánh con mình với những đứa trẻ khác mà là dùng sữ quan sát đó để trở thành công cụ phán đoán về cách hoàn thiện một đứa trẻ tốt hơn.

Các cha mẹ thường có xu hướng xác định khả năng hành động của trẻ bằng cách so sánh trẻ với những đứa bé khác. Tuy nhiên điều này có thể tác động tiêu cực đến con bạn về lâu dài. So sánh không hẳn lúc nào cũng xấu nhưng nó có thể nguy hiểm nếu bạn lạm dụng nó.

6. Thấu cảm với con bạn

Đôi khi bạn phải suy nghĩ giống như một đứa trẻ và thậm chí hành động như là một đứa trẻ để tiếp cận với con bạn. Sự đồng cảm là một phẩm chất quan trọng mà cha mẹ nên phát triển nếu họ muốn hiểu con mình tốt hơn. Bạn có thể nhận thức được những gì con bạn trải qua khi chúng kể với bạn nghe về điều đó. Nhưng bạn sẽ không thể gần gũi với con bạn hơn nếu bạn không thể đồng cảm với chúng. Dưới đây là một vài cách đơn giản để thấu hiểu trẻ:

  • Hãy lắng nghe cảm xúc của con bạn và cố gắng hiểu những gì chúng đang trải qua.
  • Sử dụng ngôn ngữ của những đứa trẻ để giúp bạn hiểu về con mình tốt hơn. Hãy tự hỏi điều này, nếu bạn là một đứa trẻ liệu bạn có thể hiểu được cuộc trò chuyện giữa những người trưởng thành hay không? 
  • Khi bạn không hiểu được những hành vi của con mình, hãy tự hỏi bản thân mình rằng bạn sẽ cư xử và phản ứng ra sao nếu bạn gặp tình huống đó.

7. Quan điểm tình cảm của con bạn là gì?

"Thật là một sự tương phản đáng lo ngại giữa trí thông minhrực rỡ của đứa trẻ và tâm lý yếu ớt của người lớn trung niên" - SigmundFreud

Trong một thời gian dài, trẻ em không được xem là quan trọng như những người lớn, những tâm tư cảm xúc của chúng thường không được chấp nhận vì mọi người cho rằng rồi những đứa trẻ sẽ quên sạch khi chúng lớn lên.

Nhưng bây giờ, điều đó không còn đúng nữa, những gì những đứa trẻ trải qua trong thời thơ ấu của mình sẽ tác động to lớn đến nhân cách của chúng khi đứa trẻ đó lớn lên. Là cha mẹ, bạn không nên đánh giá thấp những cảm xúc của con bạn mà hãy cố gắng hiểu hết chúng.

Trí thông minh, tình cảm hay EQ là khả năng nhận dạng, diễn đạt và kiểm soát cảm xúc của một người. Trẻ em được sinh ra với những tính khí độc đáo, một số có thể thẳng thắn và chủ động trong khi đó một số đứa trẻ khác thì lại nhút nhát và chậm chạp hơn.

Là phụ huynh, bạn có trách nhiệm hiểu được các thông số EQ của con mình và làm những gì cần thiết để chúng có thể lớn và trở thành những người trưởng thành và thông minh.

8. Không giả vờ

Đừng tự cho rằng bạn biết con mình muốn gì và cảm thấy như thế nào tại bất kì thời điểm nào. Nếu bạn không nghe thấy chúng phàn nàn không đồng nghĩa với việc chúng đang hạnh phúc. Bạn cho rằngbạn là một bậc cha mẹ tuyệt vời vì con của bạn cư xử tốt ở nơi công cộng vàkhông gây ra sự phá phách nào.

Khi bạn nghĩ như vậy có nghĩa là bạn đang tự đóng mình để có thể hiểu được chính xác những gì con cái của bạn đang cần, do đó sẽ dẫn đến những cách hành xử không đúng đối với con mình. Hãy yêu cầu con bạn làm sạch bầu không khí nghi ngờ và bạn sẽ có thể biết được điều gì đang xảy ra.

Những thách thức khi bạn tìm hiểu chính con bạn.

Hiểu được tâm lý của trẻ em có thể là một thách thức. Nếu bạn có nhiều hơn một đứa trẻ, tâm lý của đứa trẻ đầu tiên có thể khác với trẻ giữa và cũng có thể khác với những đứa nhỏ nhất.Hãy tin rằng tất cả trẻ em là như nhau và sử dụng một phương pháp phù hợp với tất cả các phong cách làm cha mẹ cho con của bạn có thể không bị “hòa tan”. Nó có thể tẻ nhạt và tốn thời gian, nhưng hiểu được  tâm lý của một đứa trẻ  là điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để nuôi dưỡng đứa trẻ của bạn trở thành một người lớn khỏe mạnh.